Tuesday, May 24, 2011

CÂY LƯỢC VÀNG


Cây lược vàng (ria vàng) có tên khoa học là Cailisia Fragrans ( Callificia Frangranx Commelinace) (Золоtoň  yc) và ở Việt Nam, vùng Thanh Hóa còn gọi là Lan vòi, Lan rũ, Địa lan vòi…Tên khoa học của nó do nhà khoa học Mỹ R.E.Woodson đặt năm 1942 theo tiếng Hy Lạp có nghĩa là cây huệ đẹp. Nó có nguồn gốc từ Mêxico, Viện Nghiên cứu Dược liệu- Bộ Y tế đã xác định nó thuộc họ thài lài.

Theo phân tích cũa tiến sĩ Neumyvakin, lược vàng có tác dụng chữa bệnh diệu kỳ là do trong nhựa cây có sự kết hợp hiếm thấy các hoạt chất sinh học với mật độ rất đậm đặc thuộc các nhóm phitosteroid và phlavonoid. Lược vàng chứa nhiều vitamin và các chất vi tố rất quan trọng đối với cơ thể người như đồng, crôm, niken, sắt. Nó có thể gây ra một số phản ứng phụ như gây mẩn ngứa, dị ứng da.
Tại Nga, lược vàng dùng để chữa bệnh rối loạn tiêu hóa, viêm dạ dày, viêm tụy, u xơ tử cung, hen suyễn, các bệnh tuyến giáp, đau cột sống và khớp, viêm dây thần kinh gốc, tê thấp, chống viêm lóet các vết thương, vết cắn, bỏng, làm đẹp tóc, chống nhăn da mặt,da tay và đặc biệt là trị ung thư.
Theo tạp chí Sức khỏe-Đời sống của Nga, cây lược vàng có tính mát, hạ huyết áp, không độc. Khi dùng có thể dùng lá ăn sống, toàn bộ thân rễ thì ngâm rượu uống, làm thuốc bóp. Nó có thể chữa nhiều bệnh như viêm họng, dạ dày, tá tràng, đau lưng, khớp, bướu cổ, di chứng não, tim mạch, huyết áp và xơ vữa động mạch, u nang buồng trứng.
Bác sĩ Nguyễn Thế Dân- giám đốc trung tâm Cứu trợ trẻ em tàn tật Thanh Hóa cho biết việc chế biến và sử dụng cây lược vàng có thể tiến hành theo các cách đơn giản sau:rửa sạch lược vàng tươi, dùng nhai, nuốt hoặc hấp cơm ăn từ 3 đến 9 lá mỗi ngày. Dùng thân cây tươi thái mỏng, ngâm rượu, sau chừng 1 tháng rượu sẽ đổi sang màu đỏ như rượu vang là dùng được. Mỗi ngày nên uống 3 chén nhỏ trước mỗi bữa ăn chừng 30 phút. Lá và thân cũng có thể phơi khô, pha uống thay chè. Nhìn chung, việc sử dụng cây lược vàng được chế biến theo hai dạng sản phẩm: dạng dùng uống bên trong là si-rô, rượu nhằm điều trị các bệnh viêm nội tạng, tiểu đường, ung bướu và các di chứng của bệnh tim mạch… và dạng xoa bóp bên ngoài bằng rượu chữa các bệnh về răng miệng, viêm họng, xoa bóp chữa các vết thương bị tụ máu, chữa đau lưng, nhức gân xương, thoái hóa khớp…Theo kinh nghiệm, cây lược vàng có tính mát, không độc, có khả năng hạ huyết áp.Do đó, khi sử dụng theo dạng uống như ngâm rượu, làm si-rô thì không nên uống với liều lượng quá nhiều, đề phòng tụt huyết áp.

MỘT SỐ ĐIỀU CẦN LƯU Ý ĐỐI VỚI CÂY LƯỢC VÀNG
Cây lược vàng dễ trồng, có thể bẻ các chồi cây hay cắt khúc thân cây dài 6-7 cm sau đó giâm xuống đất hoặc trong nước chờ cho nó đâm rễ thì đem trồng được.
-Khi trồng nên trồng riêng một nơi, không trồng chung các loại cây khác ( nhằm tránh  các tạp chất khác nhiễm vào cây)
- Không nên bón phân hóa học vào cây ( chỉ nên bón phân chuồng bò hoặc các loại phân bón khác không chứa chất hóa học)
Không nên uống rượu lược vàng và ăn sống lá lược vàng quá liều lượng. Vì khi dùng quá liều sẽ bị tụt huyết áp dẫn đến tử vong.



Nguồn http://www.callisia.org/


Cây phèn đen - thuốc tiêu viêm

Cây phèn đen có tên khoa học Phyllanthus reticulatus Poir, thuộc họ thầu dầu Euphorbiaceae. Là loại cây mọc thành bụi ở độ cao 500m so với mặt biển, cây nhỡ cao chừng 2 – 4m, cành nhánh màu đen nhạt, lá đơn nguyên mọc so le, có hình dạng thay đổi như hình trái xoan hay hình bầu dục hoặc hình trứng ngược; phiến lá rất mỏng dài 1,5 – 3cm, rộng 6 – 12mm, mặt trên lá sẫm màu hơn mặt dưới, lá kèm hình tam giác hẹp. Hoa mọc ở nách lá, riêng lẻ hay xếp làm 2 – 3 cái một. Quả hình cầu, chín có màu đen. Ra hoa và kết quả vào tháng 8 – 10 hằng năm.
Cây phèn đen là loại mọc hoang ở ven rừng hay bờ bụi khắp mọi miền hay được trồng làm hàng rào, thuốc nhuộm hoặc làm thuốc trị bệnh nhờ giàu dược tính. Phèn đen thuộc loại cây ở vùng nhiệt đới châu Á.
Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là rễ và lá với tên dược liệu Radix et Folium Phyllanthi Reticulati. Vỏ thân cũng được dùng làm thuốc. Thuốc được thu hái vào mùa thu, đem rửa sạch, thái nhỏ phơi khô cất sử dụng dần; lá được thu hái vào mùa hè, phơi trong bóng râm (âm can), vỏ thu hoạch quanh năm.
Đông y cho rằng rễ phèn đen có vị chát tính lạnh, có công năng tiêu viêm, thu liễm, chỉ tà. Chủ trị lỵ, lao ruột, viêm ruột, viêm gan, viêm thận, trẻ em cam tích. Ngoài ra còn dùng trị bị thuốc độc và rắn cắn.
Lá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sát khuẩn, lợi niệu, được dùng để trị sốt, tiêu chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn, té ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt, dùng riêng hay phối hợp với lá long não, xuyên tiêu giã ngậm trị chảy máu chân răng; người ta còn dùng bột lá phèn đen để rắc vào vết thương cho chóng lên da non, ngoài ra còn lấy lá trị rắn cắn như nhai nuốt nước còn bã đắp lên vết thương.
Vỏ thân cây phèn đen có vị  nhạt chát thường được sử dụng trị lên đậu có mủ hay tiểu tiện khó khăn.
Để tham khảo dưới đây xin giới thiệu những phương thuốc tiêu biểu trị bệnh có sử dụng phèn đen.


Trị kiết lỵ: Dùng lá phèn đen tươi giã nát, thêm nước rồi lọc lấy nước phèn đen. Sau đó lấy mạch nha, cam thảo đất, ý dĩ khô tán bột lượng mỗi vị như nhau và mỗi lần lấy nửa thìa cà phê bột thuốc uống với nước phèn đen đã lọc sẵn.
Hoặc dùng rễ cây phèn đen 20g, dây mơ lông 20g, cỏ seo gà 20g, cỏ tranh 20g, gừng tươi 2 lát, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần (theo Tuệ Tĩnh trong Nam dược thần hiệu).
Tiêu chảy, lỵ do nhiệt: Dùng phèn đen cả cành và lá 40g, đậu đen sao 40g, ngày 1 thang cho nước sắc kỹ lấy nước thuốc chia 3 lần uống.
Trị đại tiện ra máu: Dùng phèn đen cả cành và lá, thái nhỏ khoảng 3 bát ăn cơm, sắc kỹ lấy nước thuốc đặc chia 2 lần uống (theo Hải Thượng Lãn Ông trong “Bách gia trân tàng”).
Trị bệnh trĩ: Lấy lá phèn đen 1 nắm, lá trắc bách diệp 1 nắm, lá huyết dụ 7 lá. Sao vàng hạ thổ sau sắc lấy nước uống 1 bát, nước còn lại dùng để rửa vùng bị trĩ ngày 1 – 2 lần.
Trị chảy máu nướu răng: Lấy lá phèn đen khô ngậm, có thể phối hợp cả lá long não và lá xuyên tiêu.
Trị nhọt độc mới phát: Dùng lá phèn đen cùng với lá bèo ván giã đắp vào nơi phát đinh.
Trị chấn thương: Lấy lá phèn đen giã nát đắp vào nơi sưng đau (theo Hải Thượng Lãn Ông trong “Bách gia trân tang”).
Trị vết thương sưng đau: Dùng lá phèn đen khô tán bột rắc vào vết thương ngày 1 – 2 lần sẽ chóng lành và nhanh lên da non.
Trị tiểu tiện khó khăn: Lấy vỏ thân cây phèn đen 20 – 40g sắc lấy nước uống ngày 1 thang chia 2 – 3 lần trong ngày.




Tác giả:  BS. Hoàng Xuân Đại 
đăng trên báo Sức khỏe và đời sống